Bạn đang ở: Trang chủ Tin tức - Sự kiện
Tin chuyên đề

Giáo dục Phú Ninh với Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn

PDF.InEmail

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 22 Tháng 12 2015 15:56 Thứ ba, 22 Tháng 12 2015 15:48

       Giáo dục Phú Ninh, một thập kỷ qua từ ngày thành lập huyện, một chặng đường phát triển từ trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia, công tác phổ cập giáo dục hoàn thành với chất lượng được nâng lên từng từ MN đến THCS; Xác định mục tiêu chất lượng giáo dục là hàng đầu, Phòng Giáo dục và Đào tạo luôn triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên... nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn của các cấp học, tổ chức hoạt động chuyên môn tại các trường được triển khai thường xuyên nhằm cập nhật nội dung, phương pháp mới, thảo luận những bài khó và xây dựng những chuyên đề phục vụ giảng dạy có hiệu quả. Từng nhà trường đã đặc biệt quan tâm sáng kiến quản lý và nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Đồng thời, nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn đổi mới phương pháp giáo dục, tập huấn các nội dung chuyên đề của từng cấp học nhằm đáp ứng được xu hướng đổi mới trong giáo dục hiện nay.

3

       Những năm qua, ngành GD & ĐT tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động"Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Trong đó, tập trung vào nội dung đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, đổi mới phương pháp dạy học tích cực, đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong các đơn vị, trường học... Thầy Hồ Đắc Thiện, Trưởng phòng GD & ĐT cho biết: Để nâng cao chất lượng giáo dục, năm học qua một loạt các giải pháp đã được ngành giáo dục triển khai đồng bộ như đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học; Đổi mới kiểm tra đánh giá và tăng cường đổi mới công tác quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá. Cấp học THCS đã áp dụng thực hiện tốt nội dung tích hợp trong dạy học bộ môn, cấp học tiểu học với mô hình trường học mới VNEN (đã triển khai ở 3 trường: TH Lê Lợi, TH Võ Thị Sáu, TH Trần Quốc Toản) nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, giao tiếp xã hội, cấp học mẫu giáo triển khai thực hiện hiệu quả chương trình của Bộ GD&ĐT và chương trình Vui học Kidsmart.

IMG 3523

       Hiện nay, ngành GD & ĐT đã triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, áp dụng phương pháp "bàn tay nặn bột" nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng chuyển từ đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực học sinh, chuyển trọng tâm đánh giá ghi nhớ, hiểu biết sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề thực tiễn. Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông, Phòng GD&ĐT đã chủ động xây dựng và thực hiện phân phối chương trình chi tiết theo khung thời gian. Đồng thời, các nhà trường tạo điều kiện cho các tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn trong mỗi môn học trong đó chú trọng đến giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Qua đánh giá thực hiện, đã có 10/10 trường THCS đã thực hiện có hiệu quả việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Đặc biệt sự ra đời của mô hình trường chất lượng cao THCS đã góp phần xây dựng nền móng cho việc nâng cao chất lượng mũi nhọn, phát huy năng lực học tập, sở trường và năng khiếu học sinh, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh phát triển toàn diện về tri thức, kỹ năng thực hành, rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường giáo dục thể chất, đạo đức...

       Nhờ đó, năm học 2014 – 2015, chất lượng hai mặt giáo dục các cấp học tiếp tục được củng cố vững chắc. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,84%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,68%, số học sinh đỗ tại kỳ thi THPT quốc gia là 84,3%. Chất lượng giáo dục mũi nhọn có chuyển biến tích cực, Kỳ thi Olympic tiếng Anh cấp quốc gia có 04 em học sinh THCS dự thi, đạt 02 giải: 01 giải Ba, 01 giải KK; cuộc thi Tin học trẻ cấp tỉnh đạt 01 giải Ba; Kỳ thi viết chữ đẹp của học sinh tiểu học cấp tỉnh có 02 giải Nhất, 05 giải Nhì, 03 giải Ba và 02 giải Khuyến khích; Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh có 29 em đạt giải trong đó: giải Nhất 2 em, giải Nhì 6 em; giải Ba 5 em; giải khuyến khích 16 em; đạt giải Ba toàn đoàn cấp tỉnh; thi thí nghiệm thực hành, giải toán casio cấp tỉnh có 3 em giải Nhì, 1 em giải Ba và 3 em giải Khuyến khích; đạt giải Ba toàn đoàn cấp tỉnh; thi TTVH cấp tỉnh THCS đạt 01 giải Ba; cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu nhi năm 2014" cấp tỉnh đạt 2 giải Ba; Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh, kết quả có 15 giải: 03 giải Nhì, 04 giải Ba, 08 giải KK; giải thể thao học sinh cấp tỉnh; Kết quả có 17 giải trong đó: 04 Huy chương Vàng, 9 huy chương Bạc, 4 huy chương Đồng(TH: 4 giải, THCS: 4 giải, THPT: 9 giải). Số giải tuy chưa nhiều so với quy mô trường, lớp, học sinh toàn huyện, song cũng nói lên sự phát triển vượt bậc của một huyện mới chia tách từ 2005, một huyện về đời sống của đa số nhân dân nông nghiệp còn nhiều khó khăn.

       Nhìn lại bức tranh tổng thể của giáo dục Phú Ninh, thông qua các con số về chất lượng đã cho chúng ta thấy thêm nhiều khởi sắc. Năm 2015 đã đi qua, đánh dấu giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của ngành. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương và sự đồng thuận của nhân dân, ngành giáo dục huyện đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng bộ, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của HĐND huyện một cách kịp thời, cụ thể nhằm hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ được giao./.

Nguyễn Toàn

 

Nhìn từ Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học năm học 2014-2015

PDF.InEmail

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 03 Tháng 2 2015 08:48 Thứ năm, 29 Tháng 1 2015 15:56

        Nhằm tuyển chọn, công nhận và tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học, tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thể hiện năng lực, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy; tổ chức lớp học, khai thác sử dụng hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học; thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học. Qua gần ba tháng triển khai, tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi bậc TH từ cấp trường đến cấp huyện đã thành công tốt đẹp.

Ông Hồ Đắc Thiện - Trưởng phòng phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội thi

111

        Nhìn từ công tác tổ chức: Hội thi đã diễn ra với 3 nội dung thi, đó là:

        Nội dung 1: Chấm sáng kiến kinh nghiệm

       Nội dung 2: Thi năng lực hiểu biết được tổ chức. Hình thức thi: Kết hợp giữa hai hình thức: Trắc nghiệm và tự luận. Thời gian làm bài là 40 phút.

       Nội dung 3: Thi thực hành giảng dạy. Đối tượng dự thi: Là các giáo viên có bài kiểm tra năng lực vòng 2 đạt từ điểm 8.0 trở lên và được tổ chức tại 4 địa điểm thi, đó là: Trường TH Kim Đồng, trường TH Nguyễn Trãi, TH Võ Thị Sáu và trường TH Lê Lợi. Các đơn vị đăng cai đã chuẩn bị tốt các điều kiện về CSVC để tổ chức tốt hội thi.

        Công tác chuẩn bị Hội thi được Ban tổ chức thực hiện nghiêm túc, chu đáo, đảm bảo các yêu cầu an toàn; đề thi năng lực được đảm bảo bí mật. Ban tổ chức và Ban giám khảo Hội thi làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đúng nội quy đề ra. Chấm chọn khách quan, công tâm, chính xác, phản ánh thực chất ưu và khuyết điểm từng tiết dạy.

        Đối với các trường: Từ đầu năm học đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm của năm học nên đã tập trung nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Thông qua việc tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về kiến thức, tham gia tập huấn đánh giá học sinh theo Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT, tìm tòi đọc thêm tài liệu sách báo, sách tham khảo, tiếp cận việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT, trau dồi nghiệp vụ sư phạm, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp của các thầy cô giáo.

        Các trường TH đã tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường, chọn ra những giáo viên xuất sắc tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện với số lượng đảm bảo theo qui định của phòng GD&ĐT. Một số trường đã cung cấp tài liệu cho giáo viên để tổ chức giảng dạy, nhiều trường đã chỉ đạo cho các tổ chuyên môn giúp đỡ, xây dựng các tiết dạy cho các giáo viên sau khi giáo viên tự chọn bài giảng và bốc thăm bài giảng nên hội thi lần này đã có nhiều giáo án hay, giờ dạy tốt.

        Nhìn nhận từ kết quả Hội thi:

        * Phần sáng kiến kinh nghiệm:

        Về báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, nhiều giáo viên đã có sáng kiến kinh nghiệm sáng tạo, phù hợp với đặc điểm đơn vị cũng như đối tượng học sinh. Phần lớn các giáo viên dự thi sáng kiến kinh nghiệm đã biết lựa chọn đề tài, sáng kiến phù hợp. Các sáng kiến kinh nghiệm có nhiều biện pháp sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh và có tính thuyết phục cao, có khả năng áp dụng vào thực tiễn và được cấp huyện, cấp tỉnh công nhận. Có 2 SKKN xếp loại cấp tỉnh; 11 SKKN xếp loại cấp huyện và 1 SKKN xếp loại cấp trường.

        * Phần thi năng lực:

       Kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, hiểu biết về Điều lệ trường tiểu học, Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT, các qui định của ngành, cấp học, xử lí tình huống sư phạm trong quá trình dạy học, về kiến thức, kĩ năng giảng dạy các môn học.

      Đối với bài thi viết kiểm tra năng lực, nhìn chung các giáo viên đều thể hiện được nghiệp vụ sư phạm vững, nắm chắc các văn bản chỉ đạo của Bộ và Sở GD&ĐT. Đối với phần kiến thức chuyên môn, đa số giáo viên thể hiện được trình độ, kiến thức và hiểu biết của bản thân, trình bày bài viết khoa học, sạch đẹp. Đa số các giáo viên đã có sự tích lũy kiến thức, chuẩn bị chu đáo, đầu tư thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, nắm vững nội dung nên kết quả bài thi đạt khá tốt. Kết quả 14/14 giáo viên đạt 8 điểm trở lên, tỉ lệ 100%, trong đó có10 giáo viên đạt 9 điểm trở lên.

        * Phần thi thực hành:

        Mỗi giáo viên dự thi thực hiện 02 tiết dạy theo phân phối chương trình của tuần dự thi. Giáo viên thực hiện 01 tiết dạy trong các môn: Toán, Tiếng Việt (theo kết quả bắt thăm môn) và 01 tiết dạy môn Tự nhiên-Xã hội hoặc Đạo đức, Khoa học, lịch sử (do giáo viên tự chọn).

        Ở nội dung thi thực hành giảng dạy, đa số các giáo viên đã có sự chuẩn bị chu đáo, công phu từ nội dung bài giảng đến thiết bị, đồ dùng dạy học. Nội dung các bài giảng đều bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, đồng thời cập nhật được kiến thức mới, lồng ghép với các nội dung giáo dục đạo đức, lối sống; thể hiện được sự sáng tạo, đổi mới phương pháp, tạo hứng thú cho học sinh. 12/14 giáo viên thực hiện tiết dạy bằng giáo án điện tử được đầu tư thiết kế công phu, tạo hiệu ứng và tích hợp các hình ảnh, video clip hợp lý làm cho bài giảng thêm phần sinh động, kích thích được hứng thú học tập của học sinh và những giáo án này có giá trị sử dụng lâu dài. Đối với giáo viên dạy các lớp thực hiện thí điểm chương trình mới đã phát huy được tính tính cực của Hội đồng tự quản, phát huy tốt hoạt động của các nhóm. Đa số giáo viên có giọng nói nhẹ nhàng, phong cách gần gũi, thân thiện với học sinh. Nhiều giáo viên xử lý tình huống sư phạm phù hợp lý nhẹ nhàng.

        Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm:

      Hội thi lần này được chuẩn bị khá công phu ở các khâu, tổ chức gọn, nghiêm túc, chất lượng có nhiều chuyển biến tốt, thể hiện sự quan tâm và đầu tư của các đơn vị đã ưu tiên tập trung thực hiện một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của ngành, giáo viên chủ động thực hiện bài dạy, ít bị lệ thuộc, bị động, có nhiều đổi mới trong giảng dạy. Các đơn vị đạt kết quả cao tại hội thi như trường TH Thái Phiên, TH Võ Thị Sáu, TH Lê Văn Tám ...

       Ban tổ chức Hội thi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kế hoạch, tổ chức thực hiện đúng theo điều lệ, nên kết quả Hội thi đã phản ánh đúng năng lực, trình độ giáo viên, động viên khích lệ được tinh thần phấn đấu của giáo viên dự thi. Các trường đã đầu tư, tạo điều kiện để giáo viên chuẩn bị bài dạy chu đáo, Lãnh đạo các nhà trường đã tập trung bám sát, giúp đỡ giáo viên một cách tốt nhất về kiến thức, kỹ năng, tâm lý để tham dự hội thi.

        Kết quả: 14/14 thí sinh dự thi đạt các nội dung dự thi theo quy định, được công nhận danh hiệu "Giáo viên dạy giỏi" cấp huyện năm học 2014-2015; 14 giáo viên được Phòng GD&ĐT huyện tặng Giấy khen. Kết quả đã trao 02 giải Nhất; 02 giải giải Nhì; 03 giải giải Ba và giải 07 giải Khuyến khích. Giáo viên tiêu biểu trong Hội thi lần này là cô Huỳnh Thị Hà- TH Thái Phiên; Đặng Thị Ngọc Phi- TH Võ Thị Sáu; Ngô Thị Thùy- TH Lê Văn Tám...

        Từ kết quả hội thi cấp huyện, Phòng GD&ĐT đã chọn 02 giáo viên xuất sắc trong 02 lần tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện (năm học 2012-2013 và 2014-2015) tham gia dự thi cấp tỉnh, đó là cô Huỳnh Thị Hà- TH Thái Phiên; Đặng Thị Ngọc Phi- TH Võ Thị Sáu. Giáo viên tham gia dự thi cấp tỉnh đã có sự đầu tư nghiên cứu nội dung các văn bản liên quan đến giáo dục, đầu tư xây dựng tiết dạy nên chất lượng bài thi năng lực và tiết dạy đạt được rất cao. Kết quả cấp tỉnh: cô Huỳnh Thị Hà- TH Thái Phiên đạt giải nhất; cô Đặng Thị Ngọc Phi- TH Võ Thị Sáu đạt giải nhì.

        Sự thành công của hội thi cho thấy công tác tổ chức vô cùng quan trọng, từ việc lập kế hoạch, tuyên truyền đến công tác chuẩn bị từ phòng xuống các trường cần phải có sự đầu tư kỹ lưỡng cho việc dạy học nói chung và giáo viên giỏi nói riêng. Đơn vị nào có sự chuẩn bị chu đáo, có chiều sâu từ khâu tuyển chọn, đầu tư đúng, đơn vị đó đạt kết quả cao. Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2014 - 2015 dành cho cấp học TH đã thành công tốt đẹp, kết quả hội thi đã phản ánh được việc chỉ đạo tổ chức hoạt động chuyên môn từ Phòng đến các trường, sự nổ lực của Lãnh đạo và năng lực của các thầy cô giáo trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

        Với góc nhìn từ hội thi giáo viên dạy giỏi bậc TH chúng ta cần rút kinh nghiệm, tiếp tục phấn đấu, điều chỉnh để hoạt động này ngày càng thực sự là trách nhiệm của các nhà trường và của tất cả giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Trao thưởng cho giáo viên đạt giải

211

 

 

 

 

311

411

Thị Nhàng

 
 

Hiệu quả hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng xã Tam Thành

PDF.InEmail

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 1 2015 09:04 Thứ năm, 29 Tháng 1 2015 08:51

        Sáng ngày 28 tháng 01 năm 2015, UBND huyện đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng năm 2014 và bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2015, Trung tâm học tập cộng đồng xã Tam Thành là một đơn vị hoạt động đạt hiệu quả cao và được UBND huyện khen thưởng.

5

        Được sự chỉ đạo của UBND huyện Phú Ninh về củng cố hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn; cùng với các hoạt động chung của ngành Giáo dục huyện, trong năm 2014 Trung tâm Học tập Cộng đồng của xã Tam Thành đã được củng cố và đi vào hoạt động đạt được những kết quả đáng khích lệ.

        Để có được những thành quả đó, chính là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện Phú Ninh, của Phòng GD&ĐT, ngay từ những tháng đầu tiên hoạt động, Phòng Giáo dục- Đào tạo đã tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ để giúp cho Ban giám đốc Trung tâm về phương pháp tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó có sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, UBND xã và sự hỗ trợ tích cực của các đoàn thể chính trị- xã hội, của hai Hợp tác xã và các trường học trên địa bàn; hơn nữa, nhân dân Tam Thành hiếu học, cần cù, luôn chăm chỉ làm ăn, cùng với sự nhiệt tình năng nỗ của cán bộ quản lý trung tâm.

        Song, bên cạnh những thuận lợi đó Trung tâm học tập cộng đồng xã Tam Thành vẫn còn những khó khăn nhất định đó là: địa bàn rộng cách xa khu trung tâm huyện, dân cư chủ yếu sồng bằng nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Trung tâm học tập cộng đồng của xã mới được củng cố, cơ sở làm việc chưa được ổn định. Hoạt động của Trung tâm đa dạng nhưng cán bộ phụ trách còn mới mẻ trong công việc

        Khắc phục những khó khăn, phát huy những thuận lợi, trung tâm học tập cộng đồng xã Tam Thành đã hoạt động khá hiệu quả bằng những kinh nghiệm tổ chức, đó là:

        1. Về kinh nghiệm trong viêc xây dựng cơ sở vật chất:
Ban đầu, Trung tâm mượn 01 phòng của trạm Y tế để hoạt động. Sau đó tiếp tục tham mưu và được sự quan tâm của Đảng ủy- UBND xã bố trí chuyển về cơ sở Mẫu giáo Tuổi Thơ cũ. Tại đây phòng ốc cửa ngõ đều hư hỏng, điện, bàn ghế không có. Từ nguồn kinh phí chi cho hoạt động, trung tâm đã tham mưu và được sự hỗ trợ kịp thời của UBND xã và một số nguồn kinh phí khác, Trung tâm đã dần dần ổn định về cơ sở vật chất. Đến nay, đã được trang bị như máy tính được nối mạng, máy in, phòng ốc, bàn ghế đủ tổ chức một lớp học khoản 40 học viên.

        2. Về kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động:

        Để xây dựng một kế hoạch hoạt động đạt hiệu quả, Trung tâm đã tiến hành với các bước như: Nghiên cứu các văn bản, công văn chỉ đao của các cấp về hoạt động của TT HTCĐ; phối hợp với cán bộ văn hóa, các thôn trưởng để điều tra nhu cầu học tập của nhân dân; Trung tâm làm việc với các đoàn thể chính trị -xã hội thực hiện nội dung phối hợp nhằm tránh viêc tổ chức các lớp học trùng lặp hoặc cùng thời điểm giữa các đoàn thể. Dựa trên những cơ sở đó Trung tâm lâp kế hoạch tháng quý, năm và tổ chức sơ kết, tổng kết hằng năm để rút kinh nghiêm và bổ sung vào kế hoạch tiếp theo.

        3. Về kinh nghiệm về xây dựng nguồn kinh phí để tổ chức các lớp học:

        Đối với các lớp đào tạo nghề từ 01 tháng đến 3 tháng ngoài sự phân bổ kinh phí của huyện Trung tâm còn tranh thủ sự phối hợp hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề của các trung tâm dạy nghề tỉnh Quảng Nam để mở thêm lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

        Đối với các lớp tập huấn ngắn hạn bên cạnh kinh phí hoạt động của trung tâm còn sự hỗ trợ kinh phí của Phòng Nông nghiệp, Hội nông dân huyện, kinh phí của Ban nông nghiệp, Hội nông dân , Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, ... cùng phối hợp tổ chức.

        Đối với các lớp học tổ chức duy trì thường xuyên như học lái xe, học võ, học khiêu vũ ... còn có sự đóng góp kinh phí của học viên.

        4. Về kinh nghiệm trong vận động đối tượng tham gia học tập và phương pháp tổ chức các lớp tập huấn:

        Trong việc vận động học viên tham gia các lớp học, trung tâm đã thực hiện thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã, tranh thủ các cuộc họp của các tổ chức chính trị xã hội để thông tin đến cho nhân dân. Trung tâm đã đặt các điểm thu nhận hồ sơ ở các thôn nhằm tạo thuận lợi để học viên đăng ký. Cần chọn thời điểm thích hợp nhất để mở lớp. Nhờ cách làm này mà học viên ngày càng đông, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

        Đối với các lớp giáo dục pháp luật: Trung tâm phối hơp với các tổ chức có liên quan để xây dựng kế hoạch, kinh phí tổ chức, trong thời gian vừa qua Trung tâm phối hợp với Tư pháp, Hội CCB, Hội PN , Trường THCS Lương Thế Vinh mở được 05 lớp với hơn 500 người tham gia ( trong đó 01 lớp về luật xử lí vi phạm hành chính , 03 lớp tìm hiểu về luật NCT và các chính sách liên quan, 01 lớp về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.).

        Để nhân dân trong xã hiểu biết về luật giao thông và đươc cấp phép lái xe hạng A1, Trung tâm đã hợp đồng với Trường Đào tạo nghề Giao thông vận tải Quảng Nam để mở lớp. Trong thời gian qua Trung tâm mở được 2 lớp với số lượng 90 học viên.Với lớp học được nhân dân hưởng ứng rất cao. Học viên không chỉ trong xã mà còn ở các xã lân cận.
Nhằm tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, đồng thời không ngừng rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, tạo tính tự tin cho các em trong cuộc sống, tránh các tệ nạn xã hội. Sau thời gian tìm hiểu, Trung tâm, Đoàn TN đã liên kết với nhà Văn hóa Thiếu nhi thành phố Tam Kỳ mở 02 lớp võ thuật: võ cổ truyền và karate, có 90 em trong và ngoài xã tham gia.

        Công tác phát triển kinh tế gia đình: Bước đầu, Trung tâm phải xác định thế mạnh ở địa phương nên trồng cây gì, nuôi con gì là phù hợp. Qua khảo sát nhu cầu học tập cũng như định hướng phát triển kinh tế của xã về nông nghiệp cây lúa là chủ lực, cây lâu năm chỉ có cây tiêu là cơ bản. về con vật nuôi chủ yếu trâu ,bò, và gia cầm. Sau khi xác định được nội dung học Trung tâm cùng với Hội Nông dân hoặc Phụ nữ liên hệ với các Trung tâm dạy nghề của huyện, của tỉnh để hỗ trợ kinh phí mở lớp.

        Trong thời gian vừa qua Trung tâm phối hợp với hội nông dân xã tổ chức mở được 03 lớp về hướng dẫn trồng và chăm sóc cây hồ tiêu, cây dưa hấu. Hơn 110 học viên tham gia tập huấn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa . Trung tâm và Hội Nông dân còn tổ chức nhiều đợt tập huấn hướng dẫn cho nông dân làm phân vi sinh chăm bón cho cây trồng, hạn chế các dịch bệnh....Các lớp học này do Phòng nông nghiệp, hội nông dân huyện, sở khoa học công nghệ, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam báo cáo. Đối với chăn nuôi Trung tâm phối hợp với hội phụ nữ, hội nông dân tổ chức mở được 02 lớp học về chăm sóc và trị bệnh cho gia cầm, trâu, bò.

        5. Bài học chung trong công tác tổ chức hoạt động:

        Trung tâm có được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo, của Đảng ủy- UBND xã và àm tốt công tác phối hợp giữa Trung tâm với các ban ngành đoàn thể của xã, và các Trung tâm dạy nghề của huyện và tỉnh.
Trung tâm xây dựng kế hoạch sát với thực tế, điều tra nhu cầu, lập danh sách lớp học đúng đối tượng, phù hợp với nguyện vọng học tập của nhân dân.

        Trung tâm HTCĐ được củng cố, tiến hành tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỉ lệ hộ nghèo. Đời sống văn hóa phát triển góp phần vào sự nghiệp giáo dục và phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương.

        Với phương pháp tổ chức và hoạt động khá hiệu quả như trên, hy vọng rằng trong thời gian đến Trung tâm học tập cộng cộng đồng xã Tam Thành sẽ có những bước phát triển mới để Trung tâm thực sự là "trường học của nhân dân", đáp ứng nhu cầu học tập để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Quang Tịnh

 
 

Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi huyện Phú Ninh năm học 2013-2014

PDF.InEmail

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 13 Tháng 3 2014 07:04 Thứ ba, 11 Tháng 3 2014 15:07

Thực hiện kế hoạch số 614/KHLT-GD&ĐT-ĐTN ngày 10/12/2013 của Phòng GD&ĐT và Huyện Đoàn Phú Ninh về việc tổ chức hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi năm học 2013-2014. Hội thi được tổ chức từ ngày 03 đến ngày  10/3/2014 tại các điểm: Trường TH Võ Thị Sáu, Trường THCS Phan Châu Trinh, TH Phan Đình Phùng, THCS Nguyễn Văn Trỗi và TH Lê Hoàn

Hình ảnh khai mạc Hội thi

KM1Anh

KM2Anh

KM3Anh

Đây là một hội thi mới mẽ, lần đầu tiên được tổ chức và đặc biệt đối tượng dự thi là những giáo viên TPT tại các trường TH, THCS trên địa bàn huyện. Nhưng với sự nổ lực, quyết tâm cao của ban tổ chức, cán bộ quản lý và TPT các trường, hội thi đã mang lại thành công mỹ mãn. Trong sự thành công đó có sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của trường TH Võ Thị Sáu và các điểm thi theo kế hoạch 614 và đặc biệt có sự quan tâm của BGH các trường Tiểu học, THCS có thí sinh tham gia hội thi

1. Thành công từ công tác chuẩn bị:

* Đối với Ban tổ chức: Với tinh thần  làm việc hết sức khẩn trương, trách nhiệm và nhiệt tình đúng theo kế hoạch của Ban tổ chức, Ban giám khảo, một hội thi mà lần đầu tiên được tổ chức rất mới mẻ đối với thí sinh, đối với Ban tổ chức và Ban giám khảo của ngành giáo dục  huyện nhà. Ngay từ đầu tháng 12 năm 2013; lãnh đạo Phòng GD&ĐT- Huyện Đoàn, Ban tổ chức Hội thi đã tổ chức nhiều phiên họp để bàn bạc, đưa ra hình thức, nội dung cũng như cách thức tổ chức sao cho hợp lý. Hình thức và nội dung tổ chức được xem là một chìa khóa thành công của hội thi, ngay từ lễ khai mạc đã để lại nhiều ấn tượng cho thí sinh dự thi, đại biểu và khán giả tham dự.

* Đối với các trường, các cụm thi:

Tất cả các trường đã xác định hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi là một nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Từ khi kế hoạch đề ra, BGH, TPT của các trường đã lo lắng, phân tâm về cách thực hiện, nội dung thi quá nhiều, khó... Nhưng khi nhận được kế hoạch hội thi của Ban tổ chức, các trường đã hưởng ứng tích cực, triển khai và thực hiện khá tốt . Tại các cụm, được sự quan tâm của BGH, các thầy cô TPT đã có nhiều buổi tập huấn để chuẩn bị. Lượng kiến thức kỹ năng, các bài trống, morse, semapho, dấu đi đường, nghi thức đội, trò chơi nhỏ... được các cụm tổ chức tập huấn suốt trong thời gian dài. Thành quả hôm nay thấm đượm mồ hôi, trí tuệ và công sức của những người mang khăn quàng đỏ.

2. Thành công từ công tác tổ chức hội thi:

Tại hội thi lần này số giáo viên TPT không qua đào tạo môn Đoàn Đội chiếm một con số khá lớn (70,6 %) nên có khó khăn trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Nhưng với lòng quyết tâm của BTC, của những người thầy mang khăn quàng đỏ họ đã vượt qua khó khăn bằng sự nổ lực trong học tập để đạt kết quả cao tại hội thi.

Ngay tại buổi lễ khai mạc, hội thi đã đón nhận được sự quan tâm tham dự của đ/c Đinh Nguyên Vũ – Phó Bí thư thường trực tỉnh Đoàn Quảng Nam, các đồng chí ban thanh thiếu nhi trường học Tỉnh Đoàn, đại biểu Sở GD&ĐT Quảng Nam. Hội thi đã đón nhận sự quan tâm của ông Vũ Nguyễn – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh. Trong suốt quá trình tổ chức hội thi, các thầy cô TPT đã đón nhận được tình cảm, sự quan tâm của BGH, Công đoàn và thầy cô giáo của các trường TH, THCS trên địa bàn huyện. Như vậy chúng ta có thể khẳng định Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi huyện Phú Ninh năm học 2013-2014 không chỉ là ngày hội của những người làm Tổng phụ trách mà là ngày hội các các thầy giáo, cô giáo, của lãnh đạo các cấp và đặc biệt sự quan tâm của tuổi thơ huyện nhà.

Ở phần sáng kiến kinh nghiệm: Các sáng kiến kinh nghiệm của các thầy cô giáo dự thi là những sáng kiến kinh nghiệm, mô hình hoặc báo cáo giải pháp, cách làm hiệu quả trong lĩnh vực công tác Đội và phong trào thiếu nhi được đánh giá trong thời gian bốn năm gần nhất của năm tổ chức hội thi. Trong phần thi này có 07 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp huyện ở các năm học liền kề (gồm 02 SKKN loại A, 04 loại B và 01 loại C). Các SKKN còn lại qua chấm chọn các thầy cô TPT đã được xếp loại  D cấp huyện trở lên. Nhìn chung trong phần thi SKKN các thầy cô đã có nổ lực đầu tư, có những SKKN có hiệu quả để nhân rộng đại trà, chất lượng nội dung tốt.

Ở phần thi kiến thức:  Nội dung thi sát thực với nhiệm vụ của giáo viên TPT, các câu hỏi tập trung xoay quanh đến đến các văn bản pháp qui đòi hỏi giáo viên TPT phải nắm để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình, sự hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các phong trào và các cuộc vận động lớn của Đội; những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục; các nội dung chỉ đạo của ngành; về Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Điều lệ Nghi thức Đội.... Nhìn chung đa số giáo viên TPT đã có sự tích luỹ, chuẩn bị chu đáo nên bài làm đạt kết quả khá cao. Trong phần thi 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có đến 3 thầy cô đạt điểm tối đa, đó là: thầy Hồ Văn Hiệp – TPT trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, cô Phan Thị Huyền Trang – TPT trường TH Lê Văn Tám, cô Huỳnh Thị Ngân – TPT trường TH Thái Phiên.

Nội dung câu hỏi tự luận các thầy cô đều có cảm nhận được lợi ích của hội thi đã đem lại một làn gió mới cho công tác Đội, là sân chơi để mỗi TPT rèn luyện kỹ năng, học hỏi, trao đổi nghiệp vụ. Đặc biệt phần thi xây dựng kế hoạch hoạt dộng trên mày vi tính, các thầy cô đã thể hiện được khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực công tác Đội. Hầu hết các thầy cô TPT đã nắm vững qui trình xây dựng một kế hoạch hoạt động, chỉ trong vòng một giờ nhưng các thầy cô đã hoàn chỉnh một kế hoạch hoạt động và chuyển văn bản về đị chỉ mail của ban tổ chức.

Ở phần thi Năng khiếu: Ở phần thi này các thí sinh đều có sự chuẩn bị, tập luyện khá chu đáo cho tiết mục dự thi. Các đơn vị đã đầu tư các tiết mục năng khiếu khá công phu về nội dung, về trang phục và phong cách biểu diễn; nội dung đảm bảo quy định, đi sâu vào chủ đề quê hương đất nước, nghề nghiệp giáo viên và công tác giáo dục, trang phục phù hợp với tiết mục, diễn xuất khá tốt. Các đơn vị đã hoàn thành nội dung thi khá đặc sắc, đã để lại cho ban tổ chức, ban giám khảo và cổ động viên nhiều ấn tượng và góp phần làm cho hội thi thêm sinh động. Một số thí sinh thể hiện bản lĩnh, kỹ năng về nghệ thuật trước khán giả, tiết mục được dàn dựng công phu, giọng hát mượt mà, vũ điệu được trau chuốt  như tiết mục hát múa "Rừng xanh vang tiếng Ta Lư": của cô Nguyễn Thị Vũ Hoàng - trường TH Nguyễn Trãi; tiết mục "Múa Ấn Độ" của cô Phạm Thị Tâm – trường TH Kim Đồng; tiết mục dân ca nhạc cổ "Nhớ Bác màu hoa phượng"  của cô Nguyễn Thị Thúy Phượng – trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm; tiết mục " Lên ngàn" của cô Hồ Kha Dạ Thảo- trường THCS Trần Phú... Đặc biệt có thí sinh đã sáng tạo trong thể hiện năng khiếu của mình bằng tiết mục tự biên theo làn điệu dân ca đem lại cho mọi người phút giây thư giản nhưng lắng đọng trong đó một tình cảm chan chứa của người giáo viên mang khăn quàng đỏ.

Ở phần thi thực hành: Phần thi thực hành là một phần thi nặng, với nội dung thi khá phong phú. Ở nội dung bắt buộc, ban giám khảo đã đánh giá cao về kỹ năng đánh trống và thực hiện các động tác nghi thức của TPT. Các thầy cô TPT đã khá thuần thục các bài trống chào mừng, chào cờ và hành tiến. Về hiệu lệnh, khẩu lệnh, thủ lệnh, phong cách chỉ huy đã được các thầy cô thực hiện một cách linh hoạt. Nhìn chung phần thi kỹ năng bắt buộc các thí sinh đã hoàn thành khá xuất sắc các nội dung thi.

Ở nội dung tự chọn và bốc thăm: Nội dung morse, semapho mặc dù trong một thời gian ngắn tiếp cận, làm quen, nhưng với sự nổ lực hết mình các thầy cô đã hình thành được kỹ năng nhận tín hiệu morse và cờ semapho, nhiều thí sinh đã nhận và dịch ra bạch văn ở cấp độ 1 như Hồ Kha Dạ Thảo, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Huy Hoàng Linh... Trên nền học sinh, các thí sinh đã tiếp cận và tổ chức các trò chơi nhỏ cho các em, đa số thí sinh đã có được kỹ năng làm quản trò, đã giới thiệu được mục đích, ý nghĩa, luật và cách chơi của trò  chơi nhỏ. Xuất sắc trong nội dung thi này như thí sinh Hồ Văn Hiệp, Phạm Thị Tâm, Huỳnh Thị Ngân...

Tại hội thi lần này ở phần thi thực hành, nội dung được xem là nội dung có nhiều màu sắc nhất đó là thực hành gút dây và dấu đi đường. Trong thời lượng hơn 30 phút các thí sinh vừa phải thực hiện và trang trí một bảng gút dây-dấu đi đường; với tài năng của những người tổng phụ trách, nhiều thí sinh đã có sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, thắt đúng kỹ thuật, sử dụng nguyên vật liệu tốt và đặc biệt bằng đôi bàn tay khéo léo họ đã trang trí những bảng gút, dấu đi đường đầy tính nghệ thuật, thật mát mắt với người xem. Tiêu biểu nhất là các thí sinh Phạm Thị Tâm, Nguyễn Thị Thúy Phượng, Huỳh Thị Ngân, Phan Thị Huyền Trang.

Hội thi đã có nhiều ưu điểm đáng phát huy như đã nêu trên. Nhưng bên cạnh còn một vài hạn chế nhỏ mà bản thân của từng thí sinh cần thẳng thắn nhìn nhận lại để rút kinh nghiệm cho các hội thi sau đạt kết quả tốt hơn; đó là:  Tâm lý thi ở một vài thí sinh chưa được ổn định. Trong nội dung thi năng khiếu một số tiết mục chọn nhạc nền chưa tốt. Ở phần thi thực hành một vài thí sinh khi thực hiện các động tác nghi thức khẩu lệnh và thủ lệnh chưa dứt khoát, đôi lúc còn lúng túng nên sử dụng khẩu lệnh sai. Về hiệu lệnh có một vài thí sinh sử dụng còi chưa được thuần thục, việc lấy hơi bị yếu nên âm thanh thoát ra chưa rõ âm, hụt hơi.

Hội thi giáo viên làm TPT Đội giỏi huyện Phú Ninh năm học 2013-2014 lần đầu tiên được tổ chức nhưng đã mang lại thành công ngoài mong đợi. Qua hội thi này các thầy cô giáo là TPT Đội các trường TH, THCS đã thực hiện khá thành thạo ở các nội dung; các thầy cô không những  thể hiện sự hiểu biết của mình về kiến thức kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội mà các thầy cô còn là những người thể hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Đội một cách tốt nhất, ngoài ra các thầy cô đã thể hiện năng khiếu của mình qua các tiết mục, những giọng hát hay, những vũ điệu làm say đắm lòng người, gần như các tiết mục năng khiếu của các thầy cô mỗi người mỗi vẽ nhưng đã để lại trong lòng khán giả và ban tổ chức nhiều ấn tượng tốt đẹp.

Hình ảnh Hội thi

 3Anh

2Anh

4Anh

5Anh

Chiều ngày 10/3/2014 BTC hội thi đã tổng kết phát thưởng và bế mạc, Huyện Đoàn Phú Ninh đã trao cho 7 cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ hội thi và trao giải nhất cho các phần thi. Phòng Giáo dục và Đào tạo tặng giấy chứng nhận cho 17 cá nhân đạt danh hiệu giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp huyện năm học 2013-2014. Kết quả hội thi cô giáo Phạm Thị Tâm – TPT trường TH Kim Đồng đạt giải nhất, thầy Hồ Văn Hiệp- TPT trường THCS Nguyễn Văn Trỗi đạt giải nhì, cô Nguyễn Thị Thúy Phượng- TPT trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm và cô Nguyễn Thị Liên – TPT trường THCS Nguyễn Hiền đạt giải ba, ngoài ra BTC còn trao 6 giải khuyến khích cho TPT đạt kết quả cao tại hội thi.

BM1Anh

Quang Tịnh

 
 

Nhìn từ Kết quả Hội thi “Đồ dùng dạy học-Đồ chơi tự làm cấp học Mầm non”

PDF.InEmail

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 1 2014 14:59 Thứ hai, 13 Tháng 1 2014 14:47

Thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, một nhiệm vụ quan trọng đối với cấp học mầm non, để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi mỗi cô giáo ở cấp học mầm non cần phải có đôi bàn tay khéo léo, có khả năng sáng tạo, có óc thẩm mỹ cao và sự nổ lực hết mình mới hoàn thành thiên chức "cô nuôi dạy trẻ". Trong hai ngày 26 và 27 tháng 12 năm 2013 tại nhà Đa năng trường TH Võ Thị Sáu, Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh tổ chức hội thi "Đồ dùng dạy học – Đồ chơi tự làm" cấp học mầm non, huyện Phú Ninh năm học 2013-2014. Hội thi với mục đích khuyến khích các giáo viên thi đua, sáng tạo làm đồ dùng dạy học - đồ chơi, tạo môi trường hoạt động giáo dục tích cực cho trẻ, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục mầm non. Đồng thời nhằm phát hiện những ý tưởng mới trong việc làm mới, cải tiến các thiết bị đồ dùng dạy học – đồ chơi và bổ sung thêm các thiết bị dạy học cho phù hợp với thực tiễn ở các nhà trường.
Đây là lần thứ hai cấp học mầm non của ngành giáo dục huyện Phú Ninh tổ chức hội thi, nên công tác tổ chức hội thi đã có kinh nghiệm và việc tổ chức có những thuận lợi nhất định, nhưng không ít khó khăn vì yêu cầu cao hơn ở nội dung và hình thức tham gia hội thi. Với sự nổ lực, quyết tâm cao của Ban tổ chức và cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện đã mang về hội thi một bức tranh muôn màu, muôn sắc và hội thi đã thành công mỹ mãn. Trong sự thành công đó nó bắt nguồn từ công tác tổ chức, từ sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của trường TH Võ Thị Sáu và hơn thế nữa là tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, đam mê học hỏi, từ bàn tay vàng - khối óc nghệ nhân của những nhà sư phạm mầm non.
1. Thành công từ công tác chuẩn bị:
* Đối với Ban tổ chức: Với tinh thần làm việc hết sức khẩn trương, trách nhiệm và nhiệt tình đúng theo kế hoạch của Ban tổ chức, Ban giám khảo, một hội thi đòi hỏi tính mới mẻ, giàu sáng tạo, đầu tư cao đối với mỗi đơn vị dự thi nên đối với Ban tổ chức và Ban giám khảo của ngành giáo dục huyện nhà đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
Thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp học mầm non, ngay từ đầu năm học, các cuộc họp được tổ chức từ Phòng đến hiệu trưởng các trường đã đề ra ý tưởng, thống nhất về quan điểm để xây dựng và triển khai kế hoạch hội thi. Đặc biệt Ban tổ chức đã cân nhắc về việc xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi đảm bảo được thời gian, đối tượng và nội dung phù hợp với đặc thù của cấp học mầm non. Ban tổ chức đã hết sức trách nhiệm, nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ của mình từ khi xây dựng đến thực hiện kế hoạch. Trong thời gian này là thời điểm nước rút của một năm, nhiều công việc trong chuyên môn, hội họp nhưng mỗi thành viên trong Ban giám khảo, Ban tổ chức đã bố trí sắp xếp để cùng nhau bàn bạc, hội ý và đi đến thống nhất để chuẩn bị mọi điều kiện tổ chức hội thi chu đáo.
* Đối với các trường:
Kết quả hội thi "Đồ dùng dạy học- Đồ chơi tự làm" cấp học mầm non năm học 2013-2014 đã minh chứng cho sự đầu tư của tất cả các trường, các đơn vị đã chuẩn bị khá chu đáo để tham gia hội thi. Từ khi kế hoạch hội thi được ban hành tất cả các trường đã hưởng ứng tích cực, triển khai và thực hiện khá tốt bằng nhiều hình thức. Có nhiều trường đã tổ chức Hội thi đồ dùng dạy học – đồ chơi tự làm cấp trường như mẫu giáo Hoa Mai, Ánh Hồng, Anh Đào, Họa Mi, Anh Thơ.... và chọn lọc các đồ dùng, đồ chơi tự làm mang về tham gia hội thi.
Tại hội thi lần này các đơn vị đã chấp hành nghiêm về nội dung cùng như thời gian dự thi. Mặc dù có một số đơn vị ở xa, điều kiện khó khăn về nhiều mặt nhưng đến với hội thi đảm bảo tốt về nội dung và thời gian quy định. Có những đơn vị phải chuyển sản phẩm để trưng bày về trước ngày diễn ra hội thi như MG Hoa Mai, MG Tây Hồ...

Đọc thêm...

 
 

Trang 2 trong tổng số 3

Tìm kiếm

Video clip

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: Lời Ru Xanh

Văn bản mới

  • Thông tư số 22/2019/TT-BGDĐT ngày 20/12/2019 của Bộ GDDT Ban hành quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi (

    http://pladollmo.com/4fO

    )
  • Thông tư ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (

    TT_19_2015_TT-BGDDT_Quy_che_quan_ly_bang_THCS-THPT.doc

    )
  • Thông tư Liên tịch Số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (

    TTLT_so_11_cua_BGDDT.BNV.doc

    )
  • Hướng dẫn thực hiện Nghị định 108 (

    Thong_Tu_01_2015_TTLT-BNV-BTC.pdf

    )
  • Nghị định 108 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (

    Nghi_dinh_108.pdf

    )

Quảng cáo, liên kết

logoraovat
storevietnam logo
.
 

 

Thống kê số liệu

Các thành viên : 2
Nội dung : 529
Liên kết web : 20
Số lần xem bài viết : 1182305
Hiện có 35 khách Trực tuyến